Lượt xem: 890

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tự giác, tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân được xác định là yêu cầu hàng đầu trong Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20-6-2020 của Ban Bí thư (gọi tắt là Kết luận số 80-KL/TW) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09-12-2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân.

    Trong kết luận số 80-KL/TW đã xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, phát huy sự tham gia chủ động, tích cực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và của mọi người dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

    Để bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong công an toàn tỉnh có tính khả thi, kế thừa và phát triển, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, hướng về cơ sở; chú trọng các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm mới về phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới. Đặc biệt, không chỉ gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật mà phải tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật ngay từ quá trình xây dựng pháp luật. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch chỉ đạo lực lượng công an toàn tỉnh tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới:


Tuyên truyền pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc.

 

    Thứ nhất, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của công an các đơn vị, địa phương trong triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn.

    Thứ hai, hướng dẫn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trên cơ sở bám sát và đáp ứng nhu cầu của người dân và yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phù hợp với đối tượng và địa bàn cụ thể; hướng dẫn sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các hình thức, cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin pháp luật trên môi trường mạng bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

    Thứ ba, tăng cường hiệu quả việc phổ biến, giáo dục pháp luật trên hệ thống truyền thông Công an tỉnh. Nghiên cứu, hướng dẫn cơ chế phối hợp, xác định trách nhiệm cụ thể của cơ quan báo chí để thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Thứ tư, tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp đến các đối tượng, địa bàn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân, đồng thời, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm để tạo chuyển biến rõ rệt tại những địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự và những đối tượng đặc thù. Gắn việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự và triển khai Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

    Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong công an toàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới.

    Thứ sáu, cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu phổ biến pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực. Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng chủ đề, nội dung, hình thức phổ biến bám sát nhiệm vụ chính trị của công an các đơn vị, địa phương và nhu cầu thông tin về pháp luật của cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân; tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin, tài liệu giữa công an các đơn vị, địa phương nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

    Thứ bảy, bảo đảm về kinh phí để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

    Thứ tám, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021 ban hành theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021” ban hành theo Quyết định số 2045/QĐ-TTG ngày 19-12-2017 của Thủ tướng Chính phủ và các đề án khác đang được triển khai trong Công an tỉnh.

    Thứ chín, khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Ưu tiên triển khai các nguồn lực tại địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật và phức tạp về an ninh, trật tự; nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo.


Tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

 

    Thứ mười, tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; qua đó, động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nhân rộng những mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả và kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế của công an các đơn vị, địa phương trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nhận định nhu cầu, phương hướng, nhiệm vụ, cách thức để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới; xác định kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác của công an các đơn vị, địa phương.

    Phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Ý thức chấp hành pháp luật chính là thước đo hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, nâng cao tinh thần tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, chiến sĩ nói riêng và của Nhân dân nói chung; góp phần đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh nhà phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.

Diễm Hương



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 109
  • Hôm nay: 8195
  • Trong tuần: 78,902
  • Tất cả: 11,802,222